Thứ Tư, 30 tháng 1, 2019

Mẫu Đăng Ký Mã Số Mã Vạch Là Gì? Có Nội Dung Nào Cần Lưu Ý?

Đăng ký mã số mã vạch mở ra nhiều cơ hội, đem lại nhiều lợi ích cho tổ chức, doanh nghiệp. Một trong những hoạt động cơ bản cần làm khi đăng ký mã số mã vạch chính là chuẩn bị hồ sơ. Vậy hồ sơ đăng ký mã vạch gồm các thành phần nào? Mẫu đăng ký mã số mã vạch soạn ra sao? Mời quý độc giả theo dõi nội dung bài viết sau đây để có câu trả lời cho các vấn đề trên.

Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch gồm những gì?


Muốn sử dụng mã số mã vạch, tổ chức, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ đăng ký tại cơ quan được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng Việt Nam chỉ định. Thành phần hồ sơ gồm có:

- 02 Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch;
- 01 Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp hoặc bản sao quyết định thành lập với các tổ chức khác;
- 02 Bảng đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN.

Mẫu đăng ký mã số mã vạch


Mẫu đăng ký mã số mã vạch là cách gọi tắt của nhiều người về bản đăng ký mã vạch. Như đã nói ở phần trên, đây là thành phần không thể thiếu trong hồ sơ đăng ký.

Hiện nay, bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch được làm theo mẫu quy định tại phụ lục I của Quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý mã số mã vạch ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23/8/2006 của Bộ Khoa học và Công nghệ và được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 16/2011/TT-BKHCN ngày 30/6/2011.



Cách điền các phần trong mẫu đăng ký mã số mã vạch hay bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch về cơ bản như sau:

Mục tên doanh nghiệp, tổ chức và các mục như địa chỉ, thông tin liên hệ: kê khai trung thực theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập tổ chức. Trong trường hợp thông tin về doanh nghiệp, tổ chức có sự thay đổi thì ghi thông tin theo bản cập nhật, sửa đổi cuối cùng;

Mục Phân ngành: ghi theo bảng mã phân ngành của GS1;

Mục Tổng chủng loại sản phẩm, dịch vụ đăng ký sử dụng mã số mã vạch: doanh nghiệp dự kiến số chủng loại sản phẩm hiện tại và trong tương lai có thể đạt tới và có thể lựa chọn các mức: dưới 100 loại sản phẩm, dưới 1000 loại sản phẩm, dưới 10000 loại sản phẩm. Nếu doanh nghiệp đăng ký sử dụng mã cấp cho từ 10000 loại sản phẩm trở lên thì cần thêm công văn đề nghị cấp mã doanh nghiệp và có nêu lý do cần sử dụng loại mã này.

Mục đăng ký loại mã: Tổ chức, doanh nghiệp chọn thông tin về mã vạch mình muốn đăng ký phù hợp với tổ chủng loại sản phẩm, ngành hàng của tổ chức, doanh nghiệp

Mục đại diện tổ chức, doanh nghiệp: đại diện là Giám đốc, chủ cơ sở theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập, người liên lạc là cán bộ của doanh nghiệp chịu trách nhiệm quản lý mã số mã vạch của công ty. 

Một số dịch vụ giấy phép tiêu biểu: đăng ký khuyến mãi, giấy phép mạng xã hội, công bố mỹ phẩm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét