Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019

Quy Định Đăng Ký Bản Quyền Như Thế Nào 2019 ?


Câu hỏi đặt ra là đăng ký bản quyền như thế nào? Thủ tục đăng ký bản quyền có phức tạp hay không? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Đăng ký bản quyền tác giả là việc làm rất cần thiết để bảo vệ sản phẩm trí tuệ của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, nhằm loại bỏ những rủi ro gặp phải khi có hành vi xâm phạm quyền tác giả như sao chép, thay đổi thông tin nội dung, sử dụng trái phép tác phẩm của các tổ chức, cá nhân khác. Vậy đăng ký bản quyền như thế nào?
Lợi ích từ việc đăng ký bản quyền tác giả
Đăng ký bản quyền tác giả là việc làm cần thiết nhằm bảo về những sản phẩm do cá nhân hay tổ chức sáng tạo ra, từ đó, đảm bảo sử dụng một cách tốt nhất sản phẩm do của mình. Việc đăng ký bản quyền tác giả nhằm đảm bảo những lợi ích sau:
- Được độc quyền sử dụng tên gọi, kiểu dáng sản phẩm của mình;
- Được pháp luật bảo về khi có hành vi xâm phạm bản quyền;
- Tạo được sự phân biệt được với các sản phẩm khác và qua đó giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và phân biệt được với sản phẩm cùng loại;
- Được phép tiến hành thủ tục chuyển nhượng, tặng cho….bên thứ ba;
- Phát triển sản phẩm lâu dài và tạo sự tin tưởng cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm.

Hình thức đăng ký bản quyền như thế nào
Đối tượng bảo hộ thuộc quyền tác giả rất đa dạng, vì vậy, việc lựa chọn đúng đối tượng đăng ký sẽ được thể hiện dưới hình thức tác phẩm gì sẽ giúp khách hàng đăng ký được dễ dàng hơn và qua đó tối đa được quyền của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm đối với sản phẩm đăng ký.
Khách hàng có thể tham khảo một số hình thức bảo hộ sản phẩm thuộc quyền tác giả như sau:
- Logo sẽ được đăng ký dưới hình thức là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng;
- Bài hát, âm nhạc sẽ được đăng ký là loại hình tác phẩm âm nhạc;
- Phần mềm sẽ được đăng ký là chương trình máy tính;
- Sách, kịch bản, truyện, ý tưởng sẽ được đăng ký là loại hình tác phẩm viết;
- Bản vẽ, thiết kế được đăng ký là tác phẩm kiến trúc;
- Tượng….sẽ được phân vào loại hình là tác phẩm tạo hình.

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả tại Cục bản quyền tác giả.
Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả gồm những giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả (theo mẫu);
- 02 bản sao tác phẩm bản quyền tác giả tác giả. Hoặc 02 bản sao bản định hình đăng ký bản quyền liên quan;
Đối với các tác phẩm đặc thù (tranh, tượng…) có kích thước cồng kềnh bản sao sẽ thay bằng ảnh chụp.
- Giấy uỷ quyền trong trường hợp ủy quyền cho tổ chức cá nhân khác nộp hồ sơ;
- Giấy tờ xác nhận quyền nộp hồ sơ trong trường hợp người nộp được kế thừa, chuyển giao…;
- Trường hợp sản phẩm có nhiều tác giả sẽ cần có văn bản chứng minh sự đồng thuận;
- Trường hợp tác phẩm đăng ký bản quyền thuộc sở hữu chung sẽ cần có giấy xác nhận đồng ý của các đồng sở hữu khác.
Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả tại công ty Luật Hoàng Phi
Với đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký bản quyền, chúng tôi tin rằng sẽ đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất đến quý khách hàng. Quy trình làm việc của chúng tôi sẽ đảm bảo thực hiện các yêu cầu sau:
- Tư vấn toàn bộ quy trình, thủ tục cho việc đăng ký bản quyền;
- Hướng dẫn và phân loại hình thức đăng ký cho chủ sở hữu hoặc tác giả để giúp việc đăng ký được đúng đối tượng;
- Tư vấn và hướng dẫn tác giả, chủ sở hữu tác phẩm chuyển bị hồ sơ, tài liệu cần thiết cho việc đăng ký;
- Soạn thảo hồ sơ đăng ký bản quyền trên cơ sở thông tin khách hàng cung cấp;
- Chuyển hồ sơ qua email, trực tiếp hoặc qua đường bưu điện để khách hàng tham khảo và ký kết hồ sơ;
- Nộp hồ sơ đăng ký tới Cục bản quyền tác giả;
- Theo dõi hồ sơ đăng ký, trao đổi với chuyên viên và thực hiện các yêu cầu của chuyên viên trong quá trình giải quyết hồ sơ (nếu có);
- Nhận Giấy chứng nhận đăng ký, chuyển cho khách hàng tham khảo và lưu giữ;
- Tư vấn các vấn đề khác liên quan theo yêu cầu của khách hàng (nếu có).
Tham khảo thêm các dịch vụ khác : 
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi, mọi yêu cầu, thắc mắc quý khách hàng vui lòng liên hệ:
·             Điện thoại: 024.62852839 – 028.73090.686
·             Hotline hỗ trợ dịch vụ: 0961.589.688 – 0981.378.999
·             Liên hệ ngoài giờ hành chính: 0981.378.999
·             Địa chỉ Email: lienhe@luathoangphi.vn

 


Cách Viết Đơn Đăng Ký Nhãn Hiệu 2019


Một trong những yếu tố quyết định đến việc hồ sơ đăng ký nhãn hiệu có được Cục sở hữu trí tuệ chấp thuận để bước vào quá trình thẩm định, cấp văn bằng hay không đó chính là cách viết đơn đăng ký nhãn hiệu.
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là một trong các hình thức để bảo vệ quyền và lợi ích trực tiếp của chủ sở hữu nhãn hiệu. Quá trình đăng ký từ việc chuẩn bị hồ sơ đều phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật, đặc biệt quá trình viết đơn phải thực hiện chính xác theo mẫu được Cục sở hữu trí tuệ ban hành. Tuy nhiên việc viết đơn đăng ký nhãn hiệu như thế nào để đảm bảo chính xác là vấn đề cần đặc biệt chú trọng, trong bài viết dưới đây công ty Luật Hoàng Phi sẽ hướng dẫn quý khách điền đơn đăng ký nhãn hiệu một cách chuẩn xác nhất.
Những yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu?
- Mỗi đơn đăng ký nhãn hiệu chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ;
- Ngôn ngữ được sử dụng trực tiếp trong đơn đăng ký phải là tiếng việt, trường hợp mà có tài liệu sử dụng ngôn ngữ khác thì phải được phiên dịch ra tiếng việt.
- Đơn đăng ký được trình bày theo chiều dọc trên tờ A4 với lề 20x20mm. Đối với hình vẽ hay sơ đồ, bảng thì có thể ghi theo chiều ngang,trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc của tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn.
- Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;
- Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;
 - Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xoá, không sửa chữa;
- Thuật ngữ dùng trong đơn phải là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam;
 - Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.

Hướng dẫn viết đơn đăng ký nhãn hiệu
Theo mẫu đơn đăng ký nhãn hiệu mà Cục sở hữu trí tuệ đã đưa ra thì mẫu đơn  gồm 8 ô theo thứ tự để quý khách có thể điền những thông tin cần thiết liên quan:
- Ở ô số 1: Người nộp đơn dán mẫu nhãn hiệu sẽ đăng ký với kích thước của nhãn hiệu không được vượt quá 80x80mm. Đặc biệt người đăng ký phải mô tả chính xác về màu sắc, đặc điểm hoặc ý nghĩa (nếu có) của nhãn hiệu.
- Ô số 2: Chủ đơn điền đầy đủ thông tin cá nhân của mình như yêu cầu trong đơn gồm các thông tin về tên công ty, địa chỉ công ty hoặc tên cá nhân, địa chỉ cá nhân, điện thoại, email, fax.
- Ô số 3: Nếu chỉ tích vào ô “là người đại diện theo pháp luật của chủ đơn” nếu người nộp đơn không phải chủ sở hữu nhãn hiệu.
- Ô số 4: Không ghi khi không có yêu cầu
- Ô số 5: Dựa vào số nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký cũng như số lượng hàng hóa, dịch vụ trong một nhóm để xác định phí, lệ phí phải nộp.
- Ô số 6: Là nơi liệt kê các tài liệu có trong đơn cũng như tài liệu đính kèm khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.
- Ô số 7: Là nơi ghi danh mục nhóm hàng hóa, dịch vụ dự định đăng ký nhãn hiệu. Việc phân nhóm này yêu cầu chủ đơn phải thực hiện chính xác theo Bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Nice phiên bản 11.
- Ô số 8: Chủ đơn hoặc người đại diện chủ đơn ký tên (chỉ ký, không cần ghi rõ họ tên).
Về cơ bản việc viết đơn đăng ký nhãn hiệu cần phải ghi đầy đủ thông tin, chính xác vì nó quyết định đến việc đơn có được thẩm định hay không. Nếu khách hàng vẫn còn những thắc mắc hay cần sự hỗ trợ trực tiếp của một công ty đại diện cho mình thực hiện, kê khai những thông tin này vừa đảm bảo uy tín, chất lượng mà lại nhanh chóng thì hãy đến với công ty Luật Hoàng Phi.
Khách hàng liên hệ với công ty, chúng tôi cam kết những công việc sau:
- Tư vấn và hướng dẫn quý khách hàng về các dịch vụ cụ thể trong thủ tục thực hiện đăng ký nhãn hiệu mà công ty cung cấp;
- Tra cứu miễn phí và trao đổi với khách hàng về khả năng đăng ký nhãn hiệu thành công;
- Nhận tài liệu, đại diện khách hàng soạn thảo hồ sơ, kê khai đầy đủ những thông tin tại đơn đăng ký nhãn hiệu;
- Đại diện khách hàng nộp hồ sơ, giải quyết những khiếu nại nếu có;
- Làm việc với Cục sở hữu trí tuệ để hồ sơ đăng ký hoàn thiện trong thời gian sớm nhất;
- Đưa ra phương án giải quyết nếu hồ sơ đăng ký bị Cục sở hữu trí tuệ từ chối;
- Nhận kết quả và bàn giao trực tiếp cho quý khách hàng.
Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Luật Hoàng Phi để được hỗ trợ.


Thứ Tư, 27 tháng 2, 2019

Phí Dịch Vụ Đăng Ký Kiểu Dáng Công Nghiệp



Phí dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp được các đơn vị, doanh nghiệp quan tâm và đặc biệt cân nhắc đối với những doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp.
Khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp, thông thường khách hàng sẽ phải đóng 2 loại phí: phí Nhà nước và phí dịch vụ. Phí Nhà nước sẽ được nộp cho Cục sở hữu trí tuệ, còn phí dịch vụ là phí mà Quý khách hàng phải trả cho đơn vị cung cấp dịch vụ nếu khách hàng nộp hồ sơ qua đơn vị đại diện. Vậy phí dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp là bao nhiêu?
Phí Nhà nước đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Trước khi làm rõ phí dịch vụ, Luật Hoàng Phi sẽ chỉ ra một số khoản phí Nhà nước mà khách hàng phải nộp theo Thông tư 263/2016/TT- BTC ( Quy định về việc mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp) khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Một số chi phí cơ bản bao gồm:
- Lệ phí nộp đơn : 150.000 đồng;
- Lệ phí yêu cầu gia hạn :120.000 đồng;
- Lệ phí cấp văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng;
- Đơn kiểu dáng công nghiệp: 100.000 đồng;
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sở hữu công nghiệp: 120.000 đồng;
- Lệ phí duy trì hiệu lực kiểu dáng công nghiệp: 100.000 đồng;
- Lệ phí đăng bạ Bằng độc quyền KDCN: 120.000 đồng;
- Lệ phí cấp bằng độc quyền KDCN: 120.000 đồng;
- Phí thẩm định nội dung : 700.000 đồng.

Phí dịch vụ khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp
- Phí dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp thực tế không được nhà nước quy định cụ thể, mà phí do các đơn vị cung cấp dịch vụ tự ấn định phù hợp với giá thị trường và nhu cầu của khách hàng. Phí dịch vụ được coi là khoản thù lao mà chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp phải trả khi muốn thông qua Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp để nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Cục sở hữu trí tuệ.
- Tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng giống đơn vị nào, và cũng không phải Phí dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp nào cũng như nhau. Sẽ có những đơn vị giá rẻ bất ngờ, và có những đơn vị giá rất cao. Khi giá dịch vụ quá rẻ, các doanh nghiệp sẽ băn khoăn không  biết các dịch vụ đó có đảm bảo không, có sai sót gì không, có đạt đúng yêu cầu họ đề ra không?....Còn các đơn vị chi phí đắt hơn gấp đôi thậm chí gấp ba, thì  các doanh nghiệp cũng đắn đo những vẫn đề giống như trên, liệu đắt nhưng chất lượng ra sao, rồi làm việc có chuyên nghiệp không, tại sao lại đắt như thế? Những câu hỏi xung quanh những vấn đề về chi phí luôn là những vấn đề nhạy cảm đối với các khách hàng.
Đăng ký dịch vụ kiểu dáng công nghiệp giá ưu đãi tại Luật Hoàng Phi
Nếu Quý khách sử dụng dịch vụ của công ty Luật Hoàng Phi chúng tôi, Quý khách hàng sẽ bỏ ra khoản phí dịch vụ ngoài khoản phí mà nhà nước ban hành ra.
Tuy nhiên khoản phí này sẽ không xét là đắt hay rẻ, mà khoản phí chúng tôi muốn nói đến là khoản phí hợp lý đảm bảo về chất lượng. Công ty Luật Hoàng Phi chúng tôi sẽ tính toán và cân nhắc để khoản phí đó hợp lý nhất, vừa đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, vừa đảm bảo chất lượng của dịch vụ.
Chính vì thế đến với công ty chúng tôi, khách hàng hoàn toàn yên tâm về chi phí dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp cũng như chất lượng dịch vụ. Đặc biệt, Quý khách hàng sẽ được ưu đãi:
- Miễn phí tư vấn pháp luật trước, trong và sau khi thực hiện Hợp đồng;
- Miễn phí chuyển phát, dịch/công chứng giấy tờ tài liệu;
- Giảm từ 5-15% khi sử dụng các dịch vụ khác tại Công ty.
Chúng tôi tự hào mang đến cho khách hàng dịch vụ chuyên nghiệp, nhanh chóng, trọn gói, toàn quốc. 100% khách hàng sử dụng dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp của Luật Hoàng Phi đều quay trở lại sử dụng dịch vụ của công ty chúng tôi và trở thành đối tác lâu dài trong suốt hơn 10 năm qua của Luật Hoàng Phi.
Quý khách hàng còn thắc mắc vui lòng liên hệ với Luật Hoàng Phi để được hỗ trợ cụ thể chi tiết.

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2019

Phí Công Bố Mỹ Phẩm Được Tính Như Thế Nào?


Khi công bố mỹ phẩm, doanh nghiệp phải tuân theo một trình tự nhất định từ việc chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ, đến việc đóng phí công bố sau đó chờ thẩm xét. Trong quá trình công bố mỹ phẩm hồ sơ của doanh nghiệp sau khi đã nộp phải hoàn thành việc đóng phí và có xác nhận đóng phí của cơ quan Nhà nước thì mới được tiếp nhận và thẩm xét.

Phí công bố mỹ phẩm là chi phí theo quy định của cơ quan Nhà nước mà doanh nghiệp phải đóng sau khi đã nộp hồ sơ. Ngoài việc chuẩn bị hồ sơ, thời gian thực hiện công bố thì phí công bố chính là vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất. Vì vậy, Luật Hoàng Phi sẽ làm rõ cho quý khách hàng cách tính chi phí công bố mỹ phẩm cũng như các vấn đề liên quan đến phí công bố mỹ phẩm.

Phí công bố mỹ phẩm được tính như thế nào?


Phí công bố mỹ phẩm được tính dựa trên số lượng Phiếu công bố mỹ phẩm mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan Nhà nước. Mỗi một Phiếu công bố gửi đi tính là một bộ hồ sơ và chi phí được tính trên từng bộ hồ sơ như thế.

- Thông thường mỗi sản phẩm mỹ phẩm được tính là một phiếu công bố, và phí tính cho 1 Phiếu công bố cũng chính là phí tính trên mỗi sản phẩm công bố
- Có một số trường hợp, nhiều sản phẩm cùng được công bố trong một Phiếu công bố thì phí vẫn tính cho 1 Phiếu công bố (bao gồm nhiều sản phẩm) chứ không tính trên mỗi sản phẩm riêng lẻ

Sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất hoàn chỉnh tại mỗi công ty sản xuất khác nhau thì công bố riêng. Trường hợp có trên một công ty tham gia các công đoạn sản xuất để sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh thì lập chung trong một Phiếu công bố và phải nêu rõ tên và địa chỉ đầy đủ của từng công ty.

Các sản phẩm cùng một chủ sở hữu sản phẩm thuộc một trong các trường hợp sau đây được phép công bố trong một Phiếu công bố:

- Các sản phẩm được đóng dưới tên chung và được bán dưới dạng một bộ sản phẩm.
- Các sản phẩm cùng tên, cùng dòng sản phẩm có công thức tương tự nhau nhưng có màu sắc hoặc mùi khác nhau. Đối với sản phẩm nhuộm tóc, nước hoa công bố riêng cho từng màu, mùi.

Theo quy định hiện hành chi phí công bố mỹ phẩm chính thức nộp tại cơ quan nhà nước cho mỗi phiếu là 500.000 VND.




Hình thức nộp phí công bố mỹ phẩm


Sau khi doanh nghiệp hoàn thành việc nộp hồ sơ, bộ phận kế toán sẽ duyệt lượng hồ sơ sau đó gửi Phiếu báo thu đến doanh nghiệp. Phiếu báo thu bao gồm thông tin về doanh nghiệp, thông tin về số lượng hồ sơ, tổng số phí doanh nghiệp phải đóng và các hình thức đóng phí để doanh nghiệp thực hiện.

Các hình thức đóng phí bao gồm:

- Nộp phí trực tiếp tại cơ quan Nhà nước trong trường hợp số tiền phải đóng ≤ 6.000.000VND
- Chuyển khoản/nộp tiền theo địa chỉ Ngân hàng hoặc địa chỉ tại kho bạc Nhà nước, thông tin về tài khoản cụ thể trong Phiếu báo thu gửi cho doanh nghiệp (tất cả doanh nghiệp đều có thể đóng phí theo hình thức này không phân biệt mức phí nhiều hay ít)

Phí công bố mỹ phẩm tại Luật Hoàng Phi


Trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của Luật Hoàng Phi thì ngoài chi phí chính thức nộp tại cơ quan Nhà nước sẽ bao gồm thêm một phần phí dịch vụ của Luật Hoàng Phi. Phí dịch vụ của Luật Hoàng Phi được tính trên mỗi sản phẩm công bố của quý khách, số lượng sản phẩm càng nhiều thì phí dịch vụ sẽ càng giảm.

Thông qua quá trình công bố mỹ phẩm cho rất nhiều doanh nghiệp, chúng tôi có thể khẳng định phí dịch vụ của Luật Hoàng Phi là hoàn toàn hợp lý, tương xứng với những công việc mà Luật Hoàng Phi thực hiện cho khách hàng, bao gồm: tư vấn ban đầu, xem xét tài liệu, soạn thảo hồ sơ, nộp theo dỡi hồ sơ, nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng. Do đó, nếu quý khách muốn được chúng tôi báo giá chi tiết về Phí công bố mỹ phẩm, quý khách vui lòng liên hệ đến Luật Hoàng Phi theo thông tin ở phía dưới. 

Ngoài việc tìm hiểu phí công bố mỹ phẩm, các cá nhân, tổ chức cũng có thể sẽ quan tâm đến đăng ký khuyến mại hay đăng ký mã vạch.

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2019

Đăng Ký Nhãn Hiệu Nhóm 35


Trong hoạt động đăng ký nhãn hiệu việc xác định được nhóm hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu chính là xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu. Các nhóm sản phẩm hàng hóa dịch vụ sẽ được quy định tại thỏa ước NICE 11 được Cục sở hữu trí tuệ ban hành.
Danh mục đăng ký sản phẩm, dịch vụ là một phần hết sức quan trọng trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu,việc xác định đúng danh mục sản phẩm, dịch vụ sẽ là cơ sở để xác định nhãn hiệu có thuộc nhóm đối tượng được bảo hộ và mức độ bảo hộ sẽ ra sao. Hiện nay việc xác định nhóm danh mục sản phẩm, dịch vụ đã không còn khó khăn như trước, khi Cục sở hữu trí tuệ ban hành bảng phân loại hàng hóa dịch vụ NICE 11 (Ni Xơ) được áp dụng từ 01/01/2018 với 45 nhóm sản phẩm dịch vụ cụ thể. Để hiểu rõ hơn về việc đăng ký nhãn hiệu theo bảng phân loại NICE trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cho quý khách hàng có cái nhìn tổng quát hơn thông qua việc hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu nhóm 35.

Thế nào là đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 ?
Nhóm 35 được hiểu là một trong tổng số 45 nhóm sản phẩm dịch vụ được quy định cụ thể tại bảng phân loại NICE 11 (Ni Xơ)  được Cục sở hữu trí tuệ ban hành với mục đích để tiến hành phân loại. Khi đăng ký nhãn hiệu sẽ dựa trên bảng này mà thực hiện.
Cụ thể theo quy định tại bảng phân loại NICE 11 nhóm 35 là nhóm thuộc về quảng cáo, quản lý kinh doanh, quản trị kinh doanh và hoạt động văn phòng. Đây có thể được coi là một trong những nhóm sản phẩm dịch vụ được các các nhân, tổ chức lựa chọn đăng ký khá nhiều vì tính chất phổ biết của nó với mục đích chính:
- Giúp đ vic hot động hay điu hành một công ty thương mại;
- Giúp đỡ một nghip công nghip hoc thương mi điu hành vic kinh doanh hoc thương mại, cũng n c dịch vụ của c cơ sở qung o chu trách nhiệm liên hệ với công chúng, tuyên b hoc thông báo bng mọi phương tin truyn liên quan đến mọi loi hàng hoá hoc dịch vụ.

Việc đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 được thực hiện như thế nào?
Quý khách có nhu cầu đăng ký sẽ cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu 04-NH quy định tại Phụ lục A Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.
- Mẫu nhãn hiệu trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm, không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm…
- Chứng từ chứng minh đã nộp phí, lệ phí.
- Giấy ủy quyền trong trường hợp người làm thủ tục không phải là chủ sở hữu nhãn hiệu
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sẽ được nộp trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ.
Như vậy việc đăng ký nhãn hiệu đã khó và đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 còn khó hơn nhiều vì phải đảm bảo các yêu cầu khắt khe trong bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu. Chính vì vậy nếu quý khách còn thắc mắc hay chưa am hiểu về thủ tục này cần được tư vấn cụ thế và sự hỗ trợ của một đơn vị uy tín trong lĩnh vực đăng ký nhãn hiệu, thì Luật Hoàng Phi chắc chắn sẽ không làm quý khách hàng thất vọng.
Đến với dịch vụ của công ty Luật Hoàng Phi khi muốn thực hiện đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 quý khách hàng sẽ được đảm bảo:
- Được tư vấn cụ thể, miễn phí về trình tự thủ tục khi thực hiện đăng ký nhãn hiệu;
- Trao đổi, đánh giá sơ bộ về nhãn hiệu mà khách hàng dự định đăng ký;
- Được thiết kế nhãn hiệu nếu Quý khách hàng có nhu cầu;
- Chịu trách nhiệm tiếp nhận tài liệu và soạn thảo bộ hồ sơ để đăng ký nhãn hiệu;
- Đại diện quý khách hàng gửi trực tiếp lên Cục sở hữu trí tuệ;
- Giải quyết những sai sót trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký;
- Trả lời thư phúc đáp của Cục sở hữu trí tuệ khi có vấn đề xảy ra;
- Theo dõi quá trình giải quyết và thông báo đến quý khách hàng;
- Nhận kết quả và bàn giao cho quý khách hàng;
- Tư vấn cho quý khách hàng khi có hành vi xâm phạm xảy ra.

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2019

Đăng Ký Bản Quyền Logo Nhãn Hiệu Dưới Hình Thức Nào?


Đăng ký bản quyền logo nhãn hiệu là một việc làm hết sức qua trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Nó góp phần thể hiện vị trí thương hiệu của doanh nghiệp mình trên thị trường. Đăng ký bản quyền logo nhãn hiệu được thực hiện dưới hình thức nào? Thủ tục đăng ký bao gồm những gì? Sau đây, chúng tôi xin tư vấn về nội dung này như sau.

Đăng ký bản quyền logo nhãn hiệu dưới hình thức nào?

Logo là một khái niệm được sử dụng rất phổ biến. Thực chất, logo là một loại của nhãn hiệu, là một bản thiết kế phác thảo được sử dụng phổ biến bởi một công ty hay một cá nhân và được gắn với sản phẩm hoặc dịch vụ của của công ty, cá nhân đó.
Đối với đăng ký bản quyền logo nhãn hiệu, khách hàng có thể lựa chọn đăng ký dưới 2 hình thức sau:
- Đăng ký dưới hình thức bản quyền tác giả với loại hình tác phẩm mỹ thuật ứng dụng tại Cục Bản quyền tác giả
- Đăng ký dưới hình thức đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Tuy nhiên, nhằm đảm bảo lợi ích tốt nhất từ việc sử dụng logo, tránh được những hành vi xâm phạm đến bản quyền logo thì chúng tôi khuyên quý khách hàng lựa chọn cả 2 hình thức đăng ký bản quyền logo như trên.

Thủ tục đăng ký bản quyền logo nhãn hiệu

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý khách hàng hồ sơ để đăng ký bản quyền logo nhãn hiệu theo 2 hình thức đã nêu ở trên. Cụ thể:
- Hồ sơ đăng ký bản quyền logo nhãn hiệu dưới hình thức là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng thuộc quyền tác giả. Cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
+ Tờ khai đăng ký bản quyền logo nhãn hiệu;
+ Hai bản sao tác phẩm (02 bản in logo nhãn hiệu đăng ký);
+ Văn bản ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ là người được ủy quyền);
+ Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
+ Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
+ Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.
- Hồ sơ đăng ký bản quyền logo nhãn hiệu thuộc quyền sở hữu công nghiệp, bao gồm các giấy tờ sau:
+ Tờ khai (đơn) đăng ký logo, nhãn hiệu theo mẫu của Cục sở hữu trí tuệ - Số lượng 02 bản;
+ Mẫu nhãn hiệu logo cần đăng ký - 05 mẫu được in trên Giấy với kích thước của mỗi mẫu là 8cm x 8cm;
+ Chi phí nộp đơn đăng ký - Chi phí sẽ được tính dựa theo số lượng nhãn hiệu/logo cần đăng ký/ nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ mà logo nhãn hiệu muốn độc quyền;
+ Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền nhãn hiệu logo đăng ký (trường hợp chủ sở hữu sử dụng dịch vụ đăng ký của Tổ chức đại diện đăng ký);
+ Tài liệu khác liên quan đến việc đăng ký phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Dịch vụ đăng ký bản quyền logo nhãn hiệu uy tín số 1 hiện nay

Công ty Luật Hoàng Phi tự hào là một trong số ít các đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký bản quyền logo uy tín số 1 tại Việt Nam hiện nay. Với đội ngũ luật sư và chuyên viên tư vấn có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký bản quyền, chúng tôi tin rằng sẽ cung cấp dịch vụ đến quý khách hàng một cách tốt nhất.
Trong quá trình thực hiện việc đăng ký bản quyền logo, các Luật sư của chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau:
- Tư vấn cho khách hàng về hồ sơ, tài liệu cần chuẩn bị để đăng ký bản quyền logo nhãn hiệu;
- Tư vấn cho khách hàng lựa chọn hình thức bảo hộ logo nhãn hiệu phù hợp với yêu cầu và công việc của khách hàng;
- Soạn thảo hồ sơ cần thiết cho việc đăng ký bản quyền logo nhãn hiệu;
- Trực tiếp nộp hồ sơ, theo dõi hồ sơ, nhận kết quả và chuyển kết quả cho khách hàng;
- Theo dõi hành vi xâm phạm của bên thứ 3 (nếu có), thông báo và tư vấn cho khách hàng tiến hành biện pháp pháp lý cần thiết để xử lý hành vi xâm phạm logo nhãn hiệu.
Mọi thông tin chi tiết và yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Công ty tư vấn đầu tư và sở hữu trí tuệ Hoàng Phi thông qua các phương thức:
– Hotline: 0961.589.688 – 0981.378.999
– Điện thoại: 024.628.52839 (HN) – 028.73090.686 (HCM)
– Tổng đài : 1900 6557
– Liên hệ ngoài giờ hành chính: 0981.378.999
– Email: lienhe@luathoangphi.vn 
Bên cạnh dịch vụ đăng ký bản  quyền logo nhãn hiệu, Luật Hoàng Phi còn cung cấp đăng ký khuyến mãi phù hợp với những doanh nghiệp thường xuyên tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại.