Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2019

Đăng Ký Thương Hiệu Ở Nước Ngoài



Thương hiệu  trong nước đang tạo uy tín trên trường quốc tế, nhưng chủ sở hữu lại chưa chú trọng đến việc đăng ký thương hiệu ở nước ngoài.
Các nước trên thế giới luôn có sự quan tâm đến bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ. Vì thế, để có thể hòa nhập mà không hòa tan, các nước đang phát triển như Việt Nam cần lưu tâm hơn nữa đến đăng ký bảo hộ thương hiệu ở cả trong nước và quốc tế.
Luật Hoàng Phi chúng tôi, có cung cấp các dịch vụ đăng ký thương hiệu với chi phí hợp lý giúp Quý khách hàng có thể đăng ký bảo hộ nhanh nhất. Trong bài viết này, chúng tôi xin cung cấp cho những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề đăng ký thương hiệu ở nước ngoài.
Đăng ký thương hiệu ở nước ngoài được hiểu như thế nào ?


Đăng ký thương hiệu ở nước ngoài, là việc tổ chức, cá nhân tiến hành nộp đơn đăng ký bảo hộ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định để được sử dụng thương hiệu dưới sự bảo hộ theo của pháp luật quốc gia và các Điều ước quốc tế mà quốc gia cấp Giấy chứng nhận đang là thành viên.

Điều kiện để nộp đơn đăng ký thương hiệu ở nước ngoài

- Nếu nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu theo Thỏa ước Madrid, thì điều kiện để đăng ký là: thương hiệu đó đã được cấp Giấy chứng nhận tại Việt Nam, tức phải được bảo hộ ở trong nước trước. Khi đó, chủ thể có quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài tương ứng theo Thỏa ước.
- Nếu nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu theo Nghị định thư Madrid, thì không nhất thiết phải được cấp Giấy chứng nhận thương hiệu ở Việt Nam trước, mà chủ thể đã nộp đơn đăng ký thương hiệu ở trong nước, đồng thời có thể nộp đơn đăng ký cho thương hiệu tương ứng theo Nghị định thư.


Nên đăng ký thương hiệu ở nước ngoài tại đâu ?

trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ liên quan đến sở hữu trí tuệ, nhưng Luật Hoàng Phi chúng tôi tự tin là đơn vị tiên phong với tư cách là Đại diện sở hữu công nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Tại Luật Hoàng Phi có cung cấp dịch vụ đăng ký thương hiệu ở nước ngoài uy tín. Khi lựa chọn dịch vụ của chúng tôi, Quý khách hàng sẽ được:
- Đội ngũ chuyên viên tư vấn nhiệt tình, chi tiết những quy định pháp luật về lĩnh vực mà Quý khách hàng đang quan tâm. Bên cạnh đó, chúng tôi còn phân tích khả năng đăng ký bảo hộ của thương cho Quý khách để có sự điều chỉnh cho phù hợp;
- Được tư vấn miễn phí về bộ nhận diện thương hiệu và trực tiếp thiết kế thương hiệu, nếu sử dụng dịch vụ đăng ký thương hiệu trọn gói tại Luật Hoàng Phi;
- Đội ngũ chuyên môn của chúng tôi sẽ trực tiếp chuẩn bị đơn đăng ký theo Nghị định thư/ Thỏa ước Madrid;
- Chuyên viên pháp lý, thay mặt cho Quý khách hàng tiến hành các thủ tục tại Cục sở hữu trí tuệ từ nộp hồ sơ đến khi nhận được kết quả cuối cùng.
Nếu Quý khách còn bất kì thắc mắc nào về đăng ký thương hiệu ở nước ngoài xin liên hệ qua địa chỉ mail: lienhe@luathoangphi.vn
Xem thêm :








Thứ Ba, 18 tháng 6, 2019

Tra cứu kết quả đăng ký sở hữu trí tuệ có cần thiết hay không?



Sau đăng ký sở hữu trí tuệ, các cá nhân, tổ chức thường thắc mắc rằng: Có phải tra cứu kết quả đăng ký sở hữu trí tuệ hay không?
Việc tra cứu đăng ký sở hữu trí tuệ nói chung và tra cứu kết quả đăng ký sở hữu trí tuệ nói riêng là hoạt động nên làm để xác định hiệu quả của việc đăng ký sở hữu trí tuệ.
Có cần tra cứu kết quả đăng ký sở hữu trí tuệ hay không? Việc tra cứu được thực hiện như thế nào? ….Rất nhiều câu hỏi về tra cứu kết quả của việc đăng ký sở hữu trí tuệ được đặt ra nhưng không phải ai cũng biết câu trả lời. Bài viết này của Luật Hoàng Phi sẽ đem đến những thông tin hữu ích để Quý độc giả giải đáp được những thắc mắc trên.
Thế nào là tra cứu kết quả đăng ký sở hữu trí tuệ?
Tra cứu kết quả đăng ký sở hữu trí tuệ là việc tra cứu thông tin về đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ bằng các công cụ hữu ích. Có nhiều cách thức để tra cứu tài sản trí tuệ trên phạm vi quốc gia và quốc tế. Ví dụ: Để tra cứu kết quả đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, cá nhân, tổ chức có thể truy cập trang web của Cục Sở hữu trí tuệ và nhập thông tin theo hướng dẫn để tiến hành tra cứu.
Vai trò của việc tra cứu kết quả đăng ký sở hữu trí tuệ
Tra cứu kết quả của việc đăng ký sở hữu trí tuệ không bắt buộc nhưng cần thiết bởi việc tra cứu có nhiều ý nghĩa quan trọng với các cá nhân, tổ chức như:
- Tra cứu để biết được tình trạng xử lý hồ sơ đăng ký đến bước nào, có các phản hồi thích hợp với cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp có sự sai sót.
- Việc tra cứu kết quả đăng ký của mình là bước “hậu kiểm” để kiểm tra hiệu quả của quá trình đăng ký sở hữu trí tuệ. Thông thường, khi đăng ký sở hữu trí tuệ thành công, cá nhân, tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tương ứng với đối tượng đăng ký là bằng chứng hữu hiệu trong các tranh chấp. Tra cứu kết quả đăng ký sở hữu trí tuệ trên cổng thông tin quốc gia một lần nữa khẳng định vững chắc tư cách chủ sở hữu đối với các tài sản trí tuệ.
- Việc tra cứu kết quả đăng ký sở hữu trí tuệ của mình trước đó hoặc các cá nhân, tổ chức khác giúp Quý vị kiểm tra, đánh giá sơ bộ được khả năng đăng ký bảo hộ cho đối tượng sắp tới của mình. Ví dụ: tra cứu nhãn hiệu trên trang cổng thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ giúp cá nhân, tổ chức đánh giá được khả năng trùng, nhầm lẫn của nhãn hiệu đã được bảo hộ với nhãn hiệu mình dự định đăng ký, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp để nhãn hiệu có khả năng phân biệt.

Luật Hoàng Phi - hỗ trợ tra cứu kết quả đăng ký sở hữu trí tuệ miễn phí
Thủ tục tra cứu kết quả đăng ký sở hữu trí tuệ nói riêng và tra cứu sở hữu trí tuệ nói chung đòi hỏi có sự am hiểu sâu rộng về pháp luật sở hữu trí tuệ, có kinh nghiệm thực tiễn dày dặn và không phải cá nhân, tổ chức nào cũng tự mình làm được. Nếu có mong muốn tra cứu sở hữu trí tuệ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi – Luật Hoàng Phi để được hỗ trợ nhanh chóng.
Ngoài hỗ trợ tra cứu sơ bộ, chuyên sâu, Luật Hoàng Phi còn cung cấp dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ với cam kết:
- Uy tín: Luật Hoàng Phi có hơn 10 năm hoạt động chuyên về tư vấn và cung cấp các dịch vụ về sở hữu trí tuệ. Chúng tôi có đầy đủ tư cách và năng lực đại diện Quý khách hàng khi tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết tại cơ quan chức năng.
- Trọn gói: Khi đến với Chúng tôi, Quý khách hàng được hỗ trợ tư vấn trước đăng ký, hỗ trợ tra cứu miễn phí, hướng dẫn cung cấp thông tin, hỗ trợ soạn, nộp hồ sơ và nhận kết quả. Ngay cả sau đăng ký, đội ngũ chuyên viên của chúng tôi vẫn đồng hành cùng Quý khách hàng trong việc khai thác các quyền sở hữu trí tuệ để đem đến hiệu quả cao nhất.
- Hiệu quả: Mỗi hoạt động hỗ trợ trong gói dịch vụ được chúng tôi chú trọng, trau chuốt sẽ đem đến hiệu quả ca nhất cho khách hàng. Kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký được trao tới Quý khách hàng trong khoảng thời gian sớm nhất. Các vấn đề rủi ro sau đăng ký được hạn chế tối đa bởi ngay từ bước đăng ký, chúng tôi đã đem đến giải pháp phù hợp với mong muốn của Quý khách.
Mọi thắc mắc về tra cứu kết quả đăng ký sở hữu trí tuệ và dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ của Luật Hoàng Phi, Quý khách hàng vui lòng liên hệ theo email: lienhe@luathoangphi.vn hoặc số điện thoại 0981.378.999.

Tham khảo thêm:
=> đăng ký thương hiệu
=> đăng ký mã vạch
=> công bố mỹ phẩm
=> đăng ký bản quyền





Thứ Hai, 17 tháng 6, 2019

Quy chế thẩm định đơn đăng ký sáng chế



Thủ tục đăng ký sáng chế là thủ tục quan trọng và cần thiết để bảo hộ cho sản phẩm, quy trình mà cá nhân (hay còn gọi là tác giả) sáng tạo ra.
Quy chế thẩm định đơn đăng ký sáng chế một trong những nội dung quan trọng nhất trong quy trình đăng ký bảo hộ sáng chế.
Thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế không phải thủ tục đơn giản, mặc dù chủ thể nộp đơn đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật, nhưng hồ sơ vẫn có thể bị từ chối. Do đó việc đăng ký thành công hay công sẽ được trả lời thông qua quy chế thẩm định đơn đăng ký sáng chế. Vậy quy chế này được thực hiện như thế nào?
Quy chế thẩm định đơn đăng ký sáng chế là gì?
Quy chế thẩm định đơn đăng ký sáng chế Là một trong những giai đoạn của thủ tục đăng ký sáng chế được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền bao gồm thẩm định hình thức và thẩm định nội dung của đơn đăng ký.

Nôi dung quy chế thẩm định đơn đăng ký sáng chế
1. Thẩm định hình thức
- Nhiệm vụ của thẩm định hình thức bao gồm các công việc sau:
+ Kiểm tra xem các tài liệu có trong đơn có thỏa mãn các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật hay không.
+ Kiểm tra xem các tài liệu có trong đơn có được nộp trong thời hạn quy định của Luật SHTT và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật hay không.
+ Kiểm tra xem liệu người nộp đơn có nộp các loại phí và lệ phí, và số tiền phí và lệ phí có phù hợp với quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật hay không.
- Phạm vi thẩm định hình thức gồm:
+ Kiểm tra hình thức các tài liệu có trong đơn;
+ Kiểm tra sơ bộ nội dung các tài liệu có trong đơn như  xác định chủ đơn, tác giả sáng chế; Đánh giá quyền đăng ký hợp pháp của chủ đơn; Đánh giá sự phù hợp về cách thức nộp đơn…
+ Đưa ra kết luận về tính hợp lệ của đơn; trong trường hợp đơn hợp lệ thì xác định ngày nộp đơn hợp lệ, ngày ưu tiên (nếu có).
2.  Thẩm định nội dung đơn
- Mục đích: Việc thẩm định nội dung đơn nhằm mục đích đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ (tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
- Yêu cầu thẩm định: Cục SHTT chỉ thực hiện việc thẩm định nội dung khi có văn bản yêu cầu của chủ thế nộp đơn hoặc bên thứ ba yêu cầu thẩm định nội dung của đơn đăng ký sáng chế và đã nộp lệ phí tra cứu, phí thẩm định nội dung.
- Kết quả:
+ Nếu Sáng chế đáp ứng được đầy đủ tiêu chuẩn bảo hộ: Chuyên viên ra Công văn dự định cấp văn bằng và nộp lệ phí.
+ Nếu Sáng chế không đáp ứng một trong các tiêu chuẩn bảo hộ: Chuyên viên ra Công văn thông báo kết quả thẩm định nội dung (nội dung nêu rõ lý do chưa đáp ứng).
Trường hợp hồ sơ thiếu sót chủ thể nộp đơn phải tiến hành xử lý tuy nhiên thời gian không quá 03 tháng.
Dịch vụ đăng ký bản quyền sáng chế của Luật Hoàng Phi
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Quý khách hàng khi sử dụng dịch vụ của công ty chúng tôi sẽ được thực hiện các công việc sau:
- Hỗ trợ toàn bộ quy trình đăng ký độc quyền sáng chế cho chủ đơn đăng ký;
- Tư vấn về quy chế thẩm định đơn đăng ký sáng chế để tìm giải pháp phù hợp nếu đơn có thiếu xót;
- Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị những tài liệu cần thiết theo quy định;
- Soạn thảo hồ sơ đăng ký bảo hộ độc quyền sáng chế và đại diện nộp đơn đăng ký độc quyền sáng chế;
- Theo dõi hồ sơ đăng ký độc quyền sáng chế, kịp thời sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký sáng chế (nếu có)
- Nhận văn bằng bảo hộ độc quyền sáng chế và bàn giao cho Quý khách hàng.
Mọi thông tin cần thiết liên quan đến quy chế thẩm định đơn đăng ký sáng chế khách hàng vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Sở hữu Trí tuệ Hoàng Phi
Văn phòng HN: Phòng 301, Tòa nhà F4, Số 112 Phố Trung Kính, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội
Tel: 024.62852839  
Văn phòng HCM: Phòng A-C2 Tầng 12, Block A, Tòa nhà Sky Center, số 10 Phổ Quang, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Tel: 028.73090.686 


Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2019

Một Số Nội Dung Cơ Bản Về Công Bố Mỹ Phẩm Hồ Chí Minh Cần Biết!


Hồ Chí Minh có thị trường tiêu thủ mỹ phẩm rộng lớn, nên các doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất mỹ phẩm rất quan tâm đến thủ tục công bố mỹ phẩm Hồ Chí Minh.

Quý khách hàng có thể tự mình tiến hành nộp hồ sơ công bố mỹ phẩm tại Hồ Chí Minh, hoặc có thể ủy quyền cho các công ty có cung cấp dịch vụ pháp lý để thực hiện.

Đến với Công ty Luật Hoàng Phi, bạn sẽ được các luật sư, chuyên gia về công bố mỹ phẩm tư vấn các quy định, yêu cầu đối với hồ sơ và thủ tục công bố Mỹ phẩm để có thể lưu hành sản phẩm Mỹ phẩm tại Hồ Chí Minh cũng như trên cả nước. 

Luật Hoàng Phi sẽ đưa ra một vài nội dung cơ bản mà khi tiến hành xin giấy phép công bố mỹ phẩm mọi người cần phải lưu ý.



- Sản phẩm mỹ phẩm: là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt.

- Số tiếp nhận phiếu công bố sảnphẩm mỹ phẩm: là số do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp khi tiếp nhận hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm. Số tiếp nhận Phiếu công bố có giá trị chứng nhận sản phẩm mỹ phẩm đã được tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa Sản phẩm ra thị trường khai báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc mỹ phẩm sẽ được lưu thông trên thị trường mà không có giá trị chứng nhận Sản phẩm đó đảm bảo tính an toàn, hiệu quả, đáp ứng tất cả các yêu cầu của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN và các phụ lục kèm theo.

- Độ ổn định của sản phẩm: là khả năng ổn định của sản phẩm khi được bảo quản trong điều kiện thích hợp vẫn duy trì được những tính năng ban đầu của nó, đặc biệt là vẫn phải đảm bảo được các yêu cầu về tính an toàn.              

- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ:

+ Đối với mỹ phẩm nhập khẩu: nộp hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm tại Cục Quản lý dược - Bộ  Y tế.
+ Đối với Mỹ phẩm sản xuất trong nước: nộp hồ sơ công bố sản phẩm Mỹ phẩm tại Sở Y tế nơi đặt nhà máy sản xuất.     

- Thời gian giải quyết: 3-5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Một số dịch vụ khác cũng được quan tâm:




Thứ Năm, 13 tháng 6, 2019

Thành Lập Doanh Nghiệp Tại Việt Nam Như Thế Nào?



Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam cần thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp.
Việc thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam phải tuân thủ các định của pháp luật Việt Nam như Luật Doanh nghiệp, Nghị định 78/2015/NĐ-CP,…
Trước khi tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức, cá nhân cần nắm rõ các quy định của pháp luật cũng như quy trình chung để đăng ký thành lập. Bài viết dưới đây của Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp các kiến thức về thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.
Các văn bản quy định về thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam
- Quy định chung : Luật Doanh nghiệp 2014;
- Hướng dẫn thực hiện luật doanh nghiệp 2014 : Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp;
- Nghĩa vụ tài chính khi thành lập doanh nghiệp: Thông tư 130/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Thông tư 215/2016/TT-BTC  quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp hiện hành;
- Trường hợp ngành nghề đặ thù có điều kiện: tham khảo văn bản pháp luật chuyên ngành;
- Trường hợp nhà đầu tư là cá nhân, tổ chức nước ngoài: Luật đầu tư 2014, điều ước quốc tế có liên quan.

Quy trình thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam
Thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
+ Cá nhân, tổ chức Việt Nam muốn thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ thành lập theo loại hình doanh nghiệp đã lựa chọn;
+ Cá nhân, tổ chức nước ngoài muốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam cần thực hiện 2 thủ tục đồng thời: Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp
- Cách thức nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp:
+ Nộp qua mạng;
+ Nộp trực tiếp
- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thành lập doanh nghiệp
+ Tiếp nhận: Bộ phận 1 cửa của Sở kế hoạch đầu tư
+ Giải quyết : Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Bước 3: Theo phiếu hẹn Nhận kết quả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Ưu điểm của dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Luật Hoàng Phi
Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp, tuy nhiên, khách hàng cần lựa chọn một đơn vị có đủ uy tín cũng như năng lực để ủy quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam thay khách hàng.
Luật Hoàng Phi chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý về doanh nghiệp có những ưu điểm sau đây:
- Giải quyết mọi khó khăn của khách hàng:
+ Khách hàng chỉ cần cung cấp các thông tin và tài liệu cần thiết, chúng tôi sẽ soạn thảo hồ sơ thành lập hợp lệ về hình thức và nội dung;
+ Khách hàng không cần tiếp xúc với cơ quan nhà nước có thẩm bởi chúng tôi sẽ thay mặt khách hàng giải quyết các công việc tại Sở kế hoạch đầu tư;
+ Khách hàng không cần đi lại nhiều để thực hiện thủ tục thành lập.
- Những gì khách hàng nhận được:
+ Kết quả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được bàn giao trong thời gian nhanh nhất;
+ Được hỗ trợ các thủ tục pháp lý sau khi thành lập doanh nghiệp (kê khai thuế, mẫu dấu, ...);
+ Đồng hành cùng khách hàng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp
Bên cạnh đó, khách hàng cón tiết kiệm được chi phí khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, bởi, chúng tôi luôn giữ tiêu chí:
+ Không phụ thu, không có nguồn chi phí ẩn;
+ Giá dịch vụ luôn có ưu đãi.
Mọi chi tiết về thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam , khách hàng có thể liên lạc với chúng tôi qua email lienhe@luathoangphi.vn để được tư vấn và báo giá miễn phí!






Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2019

Thành Lập Doanh Nghiệp Ở Đồng Nai Có Khó Không?



Thành lập doanh nghiệp ở Đồng Nai nói riêng và tại Việt Nam nói chung theo quy định của pháp luật là quyền của cá nhân, tổ chức và được nhà nước bảo hộ.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp nói chung được pháp luật ghi nhận. Khi thành lập doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức cần lưu ý các vấn đề như người có quyền thành lập, tên doanh nghiệp, vốn,…
Đồng Nai hiện đang là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nhiều cá nhân, tổ chức nơi đây đang có nhu cầu thành lập doanh nghiệp nhưng còn băn khoăn về thủ tục thực hiện. Trong bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ giúp Quý độc giả hiểu rõ hơn về cách thành lập doanh nghiệp ở Đồng Nai.

Những lưu ý trước khi thành lập doanh nghiệp
Trước khi thành lập doanh nghiệp ở Đồng Nai, cá nhân, tổ chức lưu ý phải có đầy đủ các vấn đề sau:
- Lựa chọn các loại hình cho việc thành lập một doanh nghiệp. Có thể thành lập loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh.
- Cách đặt tên doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp cấu thành bởi thành phần ghi nhận loại hình doanh nghiệp và tên riêng, tên không được trùng hay gây nhầm lẫn với doanh nghiệp đã đăng ký, không được sử dụng tên của các cơ quan, đơn vị nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, vi phạm truyền thống lịch sử, thuần phong mỹ tục;
- Chọn và đặt trụ sở phù hợp;
- Vốn: lưu ý trường hợp ngành nghề đòi hỏi vốn pháp định, vốn đăng ký ít nhất phải bằng vốn điều lệ;
- Việc tham gia điều hành và góp vốn của thành viên, cổ đông, người sáng lập của doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp ở Đồng Nai bao gồm những gì?
Khi có nhu cầu thành lập doanh nghiệp ở Đồng Nai nói riêng và doanh nghiệp trên cả nước nói chung , Quý vị cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ trong hồ sơ phù hợp với loại hình doanh nghiệp.
Ví dụ: Khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần, Quý vị chuẩn bị hồ sơ gồm:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu;
+ Điều lệ của công ty;
+ Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu có) và cổ đông sáng lập;
+ Chứng từ đã nộp phí, lệ phí;
+ Các giấy tờ có liên quan khác.
Quy trình đăng ký doanh nghiệp tại Luật Hoàng Phi
Luật Hoàng Phi cung cấp dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Đồng Nai và toàn quốc trọn gói. Với dịch vụ của chúng tôi, Quý khách hàng sẽ được hỗ trợ:
- Tư vấn, báo giá và soạn hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp ( qua email, điện thoại );
- Thay mặt Quý khách nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư có thẩm quyền;
- Theo dõi việc xử lý hồ sơ và xử lý các vấn đề vướng mắc;
- Thay mặt khách hàng nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Thực hiện thủ tục đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp, khắc dấu và thông báo mẫu dấu;
- Thực hiện các thủ tục khai thuế ban đầu;…
Hãy liên hệ ngay với Luật Hoàng Phi để được hỗ trợ chính xác về đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Đồng Nai và toàn quốc qua các phương thức:
- Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900.6557 – yêu cầu gặp Bộ phận Doanh nghiệp;
- Hotline 24/7: 0981.378.999;
- Email: lienhe@luathoangphi.vn


Thứ Ba, 4 tháng 6, 2019

Quy Định Vốn Thành Lập Công Ty TNHH Đáng Lưu Ý



Bên cạnh thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, nhiều cá nhân, tổ chức cũng quan tâm đến các quy định vốn thành lập công ty tnhh.
Trong công ty trách nhiệm hữu hạn, trách nhiệm của thành viên là hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp. Ngoài ra còn nhiều vấn đề đáng lưu ý vốn khi thành lập công ty tnhh.
Với các loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân như công ty tnhh, vốn là yếu tố có ý nghĩa quan trọng. Ngay từ trước khi thành lập doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức góp vốn nên nắm rõ các quy định pháp luật về vốn. Trong bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ đem đến các thông tin hữu ích cho Quý độc giả về quy định vốn thành lập công ty tnhh.

Các khái niệm liên quan đến vốn của công ty tnhh

Trước khi tìm hiểu sâu hơn về các quy định vốn thành lập công ty tnhh cần làm rõ một số khai niệm như vốn điều lệ, vốn pháp định, góp vốn.
Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty tnhh.
Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty.
Pháp luật doanh nghiệp cũ ghi nhận khái niệm vốn điều lệ thường bị nhẫm lẫn với vốn điều lệ. Có thể hiểu một cách đơn giản, vốn pháp định là vốn tối thiểu để kinh doanh ngành nghề nhất định quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành.



Quy định vốn thành lập công ty tnhh cần biết

- Loại tài sản dùng để góp vốn: nhìn chung các tài sản góp vốn khá đa dạng, không thuộc các trường hợp cấm lưu thông, giao dịch theo quy định của pháp luật và bao gồm: tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kỹ thuật, công nghệ, các tài sản có thể định giá bằng tiền Việt Nam.
- Cách tiến hành góp vốn: tài sản theo quy định phải làm thủ tục đăng ký phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng và đăng ký với cơ quan có thẩm quyền; với tài sản không phải đăng ký thì được chuyển giao bằng việc giao nhận có biên bản giao nhận.
- Thời điểm góp vốn thành lập công ty tnhh: chủ sở hữu của công ty tnhh 1 thành viên và thành viên của công ty tnhh 2 thành viên trở lên phải góp đủ số vốn và đúng loại tài sản góp vốn đã cam kết tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Ý nghĩa của vốn thành lập công ty tnhh: Vốn thành lập công ty tnhh là căn cứ xác định các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp với nhà nước và các cá nhân, tổ chức khác (ví dụ: khi xác định lệ phí môn bài dựa trên vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư - chính là vốn kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp), ngoài ra cũng được xác định trách nhiệm của thành viên góp vốn, một số ngành nghề thì còn là điều kiện để công ty được kinh doanh, tạo độ uy tín cho khách hàng. Nhìn chung với tinh thần tự do kinh doanh hiện nay, pháp luật không còn quy định chung về vốn điều lệ, tuy nhiên thực tế, những người thành lập doanh nghiệp nên tỉnh táo để xác định vốn của công ty, tránh tình trạng khai khống, khai thấp ảnh hưởng đến quyền lợi của công ty và cá nhân người góp vốn sau này. Trong quá trình hoạt động, nếu có sự thay đổi về vốn cũng cần làm thủ tục cần thiết tránh chế tài, rủi ro không đáng có.



Luật Hoàng Phi hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến quy định vốn thành lập công ty tnhh

Nhận thấy được tầm quan trọng của vốn khi thành lập công ty tnhh, ngay từ trước khi thành lập công ty tnhh, nhiều nhà đầu tư đã quan tâm đến các quy định về vốn. Tuy nhiên, do hạn chế về chuyên môn nên các cá nhân, tổ chức có nhiều thắc mắc về vấn đề này. Để được giải đáp những thắc mắc của mình một cách nhanh chóng, Quý vị đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay đến Luật Hoàng Phi.
Với mong muốn đem đến những giá trị thật và chất lượng cho Quý khách hàng, đồng thời tháo gỡ khó khăn về pháp lý cho các doanh nghiệp, Chúng tôi hỗ trợ:
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp về tên, vốn, trụ sở, chi nhánh, địa điểm kinh doanh, con dấu,…;
- Cung cấp dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp;
- Cung cấp dịch vụ giấy phép;
- Cung cấp dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ;
- Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu;…..
Mọi thắc mắc về quy định vốn thành lập công ty tnhh, dịch vụ đăng ký doanh nghiệp của chúng tôi, Quý khách hàng vui lòng liên hệ đến Luật Hoàng Phi qua các cách thức:
- Gửi thông tin về hòm thư điện tử: lienhe@luathoangphi.vn;
- Gọi điện tới Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6557 – gặp Bộ phận Doanh nghiệp;
- Gọi tới hotline 24/7: 0981.378.999