Thứ Năm, 13 tháng 6, 2019

Thành Lập Doanh Nghiệp Tại Việt Nam Như Thế Nào?



Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam cần thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp.
Việc thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam phải tuân thủ các định của pháp luật Việt Nam như Luật Doanh nghiệp, Nghị định 78/2015/NĐ-CP,…
Trước khi tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức, cá nhân cần nắm rõ các quy định của pháp luật cũng như quy trình chung để đăng ký thành lập. Bài viết dưới đây của Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp các kiến thức về thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.
Các văn bản quy định về thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam
- Quy định chung : Luật Doanh nghiệp 2014;
- Hướng dẫn thực hiện luật doanh nghiệp 2014 : Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp;
- Nghĩa vụ tài chính khi thành lập doanh nghiệp: Thông tư 130/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Thông tư 215/2016/TT-BTC  quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp hiện hành;
- Trường hợp ngành nghề đặ thù có điều kiện: tham khảo văn bản pháp luật chuyên ngành;
- Trường hợp nhà đầu tư là cá nhân, tổ chức nước ngoài: Luật đầu tư 2014, điều ước quốc tế có liên quan.

Quy trình thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam
Thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
+ Cá nhân, tổ chức Việt Nam muốn thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ thành lập theo loại hình doanh nghiệp đã lựa chọn;
+ Cá nhân, tổ chức nước ngoài muốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam cần thực hiện 2 thủ tục đồng thời: Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp
- Cách thức nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp:
+ Nộp qua mạng;
+ Nộp trực tiếp
- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thành lập doanh nghiệp
+ Tiếp nhận: Bộ phận 1 cửa của Sở kế hoạch đầu tư
+ Giải quyết : Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Bước 3: Theo phiếu hẹn Nhận kết quả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Ưu điểm của dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Luật Hoàng Phi
Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp, tuy nhiên, khách hàng cần lựa chọn một đơn vị có đủ uy tín cũng như năng lực để ủy quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam thay khách hàng.
Luật Hoàng Phi chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý về doanh nghiệp có những ưu điểm sau đây:
- Giải quyết mọi khó khăn của khách hàng:
+ Khách hàng chỉ cần cung cấp các thông tin và tài liệu cần thiết, chúng tôi sẽ soạn thảo hồ sơ thành lập hợp lệ về hình thức và nội dung;
+ Khách hàng không cần tiếp xúc với cơ quan nhà nước có thẩm bởi chúng tôi sẽ thay mặt khách hàng giải quyết các công việc tại Sở kế hoạch đầu tư;
+ Khách hàng không cần đi lại nhiều để thực hiện thủ tục thành lập.
- Những gì khách hàng nhận được:
+ Kết quả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được bàn giao trong thời gian nhanh nhất;
+ Được hỗ trợ các thủ tục pháp lý sau khi thành lập doanh nghiệp (kê khai thuế, mẫu dấu, ...);
+ Đồng hành cùng khách hàng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp
Bên cạnh đó, khách hàng cón tiết kiệm được chi phí khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, bởi, chúng tôi luôn giữ tiêu chí:
+ Không phụ thu, không có nguồn chi phí ẩn;
+ Giá dịch vụ luôn có ưu đãi.
Mọi chi tiết về thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam , khách hàng có thể liên lạc với chúng tôi qua email lienhe@luathoangphi.vn để được tư vấn và báo giá miễn phí!






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét