Thứ Tư, 25 tháng 12, 2019

Sản phẩm nào khi đi đăng ký nhãn hiệu bị cấm?


Các cá nhân, tổ chức khi thực hiện đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ cần lưu ý các sản phẩm nào khi đi đăng ký nhãn hiệu bị cấm.

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa/dịch vụ của các cá nhân, tổ chức khác nhau.

Nhãn hiệu để được bảo vệ về mặt pháp lý thì các chủ thể phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Tuy nhiên, nhãn hiệu muốn được cơ quan nhà nước chấp thuận đăng ký thì nhãn hiệu đó phải thỏa mãn điều kiện không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân khác đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu về các đối tượng không được đăng ký nhãn hiệu qua bài viết Sản phẩm nào khi đi đăng ký nhãn hiệu bị cấm dưới đây.



Sản phẩm nào khi đi đăng ký nhãn hiệu bị cấm


Thương nhân khi tiến hành nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu với cơ quan nhà nước cần lưu ý đối với các sản phẩm mà pháp luật quy định bị cấm đăng ký, quy định tại Điều 73, khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, bao gồm các đối tượng:

- Không được đặt tên nhãn hiệu có các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;

- Biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -  xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội -  nghề nghiệp của Việt Nam và các tổ chức quốc tế nếu được cơ quan, tổ chức đó cho phép; ( ví dụ: tên nhãn hiệu không được trùng với huy hiệu của tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,… );

- Tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, danh nhân nước ngoài;

- Dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;

- Không được đặt tên nhãn hiệu có dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ;

- Ngoài ra, nhãn hiệu cũng không được đăng ký dưới hình thức công thức, chữ cái, hình học,… hoặc mô tả sản phẩm/dịch vụ, công dụng, tính năng của sản phẩm,… ( Điều 74 Luật SHTT năm 2005).

Do đó, để tránh việc bị từ chối khi đăng ký nhãn hiệu thì trước khi tiến hành nộp hồ sơ, thương nhân cần lưu ý đối chiếu nhãn hiệu của mình có thuộc trường hợp không được bảo hộ theo quy định Điều 73, 74 trên hay không.

Mọi người cũng quan tâm đến:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét