Thứ Ba, 2 tháng 7, 2019

Đơn Đăng Ký Kiểu Dáng Công Nghiệp



Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp là các giấy tờ phải chuẩn bị để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là thủ tục hành chính mà chủ sở hữu phải thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền đăng ký. Mặc dù việc thực hiện khá phức tạp, mất nhiều thời gian nhưng kết quả đăng ký thành công lại mang đến những ý nghĩa vô cùng to lớn.
 Để chuẩn bị hoàn chỉnh đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, người trực tiếp tiến hành đăng ký không những phải hiểu rõ những đặc điểm của kiểu dáng công nghiệp cần đăng ký mà phải có kỹ năng chuẩn bị và giải quyết hồ sơ nhanh chóng thì mới có thể đảm bảo được tiến độ thực hiện thủ tục, nhận được kết quả đúng theo ý muốn.
Các bước đăng ký kiểu dáng công nghiệp như thế nào?
Qua nhiều năm đem lại kết quả đăng ký thành công kiểu dáng công nghiệp cho nhiều khách hàng, dưới góc độ nghiên cứu pháp luật sở hữu trí tuệ, chúng tôi nhận thấy rằng để có thể nhận được kết quả tốt, trước tiên phải xác định phương án thực hiện theo các bước cụ thể. Luật sư của Hoàng Phi hướng dẫn các bước cơ bản thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hoàn thiện kiểu dáng công nghiệp để đăng ký
Thiết kế kiểu dáng công nghiệp là việc đầu tiên phải thực hiện, bởi kiểu dáng chính là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp được đăng ký. Cần lưu ý ngoài điều kiện chung với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ là phải có tính mới; có tính sáng tạo; có khả năng áp dụng công nghiệp thì cũng cần tránh kiểu dáng đã thiết kế thuộc các trường hợp không được bảo hộ dưới hình thức kiểu dáng công nghiệp:
- Kiểu dáng công nghiệp là những hình dáng bên ngoài của sản phẩm mà do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;
- Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công trình xây dựng công nghiệp;
- Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng của sản phẩm nhưng không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.
Bước 2: Tra cứu khả năng đăng ký của kiểu dáng công nghiệp đã thiết kế và soạn thảo hồ sơ đăng ký:
Khi hoàn thành thiết kế và lựa chọn mẫu kiểu dáng công nghiệp để tiến hành đăng ký, cần thực hiện tra cứu khả năng đăng ký kiểu dáng để tránh mất thời gian thực hiện nhưng không đem lại kết quả.
Tiếp đến, chuẩn bị đầy đủ, đảm bảo chính xác về mặt nội dung và hình thức của các giấy tờ theo quy định trong đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp.
Bước cuối cùng: Thực hiện nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp:
Hồ sơ sau khi đã chuẩn bị đầy đủ tiến hành nộp tại Cục sở hữu trí tuệ để được áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên.Trong quá trình cơ quan đăng ký xem xét người nộp đơn cũng cần theo sát hồ sơ đã nộp để có hướng xử lý nhanh nhất khi hồ sơ có sai sót cần sửa lại hoặc cần bổ sung các giấy tờ hoặc nội dung cần thiết.

Những tài liệu, giấy tờ cần thiết trong đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp.
Là thủ tục hành chính được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước tiến hành xem xét và thẩm định nên việc chuẩn bị đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp phải tuân thủ đúng những yêu cầu mà pháp luật quy định. Dưới đây là các giấy tờ tối thiểu phải có trong đơn:
- Bản tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo mẫu (01 bản);
- Bộ ảnh chụp kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm, bản mô tả sản phẩm;
- Chứng từ lệ phí đã nộp khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
- 01 bản giấy tờ ủy quyền để tổ chức đại diện thay thế tiến hành nộp đơn đăng ký.



Thực hiện thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp với kết quả được cấp Văn bằng bảo hộ sẽ khuyến khích việc sáng tạo ra những kiểu dáng công nghiệp mới. Nếu đã có ý tưởng về kiểu dáng công nghiệp hoặc đã có sẵn mẫu kiểu dáng công nghiệp và mong muốn đăng ký cho kiểu dáng ấy, Quý độc giả liên hệ với Luật Hoàng Phi theo số điện thoại 0981.378.999 – 0961.981.886 để được hỗ trợ đánh giá về khả năng được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, giải đáp thắc mắc về đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp và sử dụng dịch vụ đăng ký mà chúng tôi đang cung cấp.

Xem thêm về :



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét