Thứ Hai, 22 tháng 7, 2019

Đăng ký sở hữu nhãn hiệu phải làm như thế nào để được chấp thuận?


Hiện nay nhãn hiệu rất dễ bị xâm phạm bởi các hành vi trái pháp luật, từ đó tác động rất lớn đến kết quả kinh doanh. Đăng ký sở hữu nhãn hiệu chính là nước cờ cấp bách giúp doanh nghiệp hạn chế những rủi ro không mong muốn xảy ra trên thực tế.

Theo quy định của pháp Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 thì nhãn hiệu là một tài sản trí tuệ cần được bảo vệ, sau khi trải qua quá trình đăng ký sở hữu nhãn hiệu sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, đây là cơ sở pháp lý nhằm bảo vệ các chủ sở hữu trước các hành vi xâm phạm nhãn hiệu. Để có thông tin rõ hơn về vấn đề này hãy cùng Luật Hoàng phi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tại sao nên đăng ký sở hữu nhãn hiệu?


Có thể thấy việc quyết định đăng ký sở hữu nhãn hiệu xuất phát chính từ những rủi ro bất ngờ mà doanh nghiệp có thể gặp phải bất cứ lúc nào như:

- Nhãn hiệu bị sử dụng vào mục đích cạnh tranh không lanh mạnh như làm giả, làm nhái lại với chi phí thấp hơn để tung vào vào thị trường;

- Có nguy cơ mất sản phẩm trí tuệ của mình do bị các đối thủ cạnh tranh, ăn cắp nhãn hiệu chưa đăng ký, để biến thành nhãn hiệu của mình;

- Không đăng ký nhãn hiệu thì không mở rộng được thị trường sản xuất, kinh doanh, thu hút vốn đầu tư do không tạo ra được uy tín, tên tuổi trên thị trường;

- Không tạo ra được sự khác biệt đối với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, làm khách hàng khó phân biệt hàng thật giả, dẫn đến nhãn hiệu mất dần lòng của khách hàng. Kéo theo đó doanh thu sẽ sụt giảm.

Trên đây là một vài trong số những rủi ro tiềm tàng, đòi hỏi chủ nhãn hiệu phải hết sức chú ý để kịp thời đăng ký sở hữu nhãn hiệu.



Để đăng ký nhãn hiệu phải làm như thế nào?


Khi chủ sở hữu nhãn hiệu đã nhận ra được những rủi ro có thể xảy ra bất cứ khi nào và lúc này muốn thực hiện thủ tục đăng ký sở hữu nhãn hiệu phải chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm:

- Tờ khai đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu theo mẫu do BKHCN ban hành;
- Mẫu nhãn hiệu;
- Các giấy tờ, thông tin liên quan;
- Chứng từ chứng minh đã nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu được quy định theo thông tư 263/2016/ TT-BTC;
- Giấy ủy quyền trong trường hợp ủy quyền đại diện cho bên thứ ba nộp hồ sơ đăng ký.

Theo quy định hiện nay cơ quan có thẩm quyền đăng ký nhãn hiệu là tại Cục Sở hữu trí tuệ có trụ sở tại Hà Nội, ngoài ra Cục còn có 02 cơ quan đại diện ở Đà Nẵng và Tp Hồ Chí Minh.

Có nên sử dụng dịch vụ đăng ký sở hữu nhãn hiệu tại Luật Hoàng Phi?


Luật  Hoàng Phi là một trong những đơn vị chuyên nghiệp với kinh nghiệm qua hơn 10 năm thành lập, hoạt động trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Khi Quý khách hàng liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký sở hữu nhãn hiệu của công ty, chúng tôi cam kết sẽ thực tất cả các thủ tục pháp liên liên quan tại cơ quan có thẩm quyền để nhận giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và bàn giao cho Quý khách hàng.

Do đó, mọi thắc mắc về đăng ký sở hữu nhãn hiệu Quý khách hàng vui lòng liên số điện thoại 0981.378.999 - 0961.589.688 hoặc email  lienhe@luathoangphi.vn để được hỗ trợ nhanh chóng, chính xác nhất.

Tìm hiểu dịch vụ:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét