Thứ Hai, 20 tháng 9, 2021

Vì sao phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp?

 Với sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ như hiện nay, các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh luôn đặt ra phương án làm thế nào để tạo được sự khác biệt của sản phẩm của mình với các sản phẩm của chủ thể khác trên thị trường. Chính vì vậy, đăng ký kiểudáng công nghiệp là việc làm rất cần thiết đối với cá nhân, tổ chức để làm cơ sở pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp. Hiểu được điều này, bài viết dưới đây sẽ đề cập tới chủ đề vì sao phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ thì kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

Theo định nghĩa của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): “Kiểu dáng công nghiệp là các khía cạnh mang tính chất trang trí hay thẩm mỹ của sản phẩm. Kiểu dáng có thể bao hàm các khía cạnh ba chiều, ví như hình dạng.hoặc bề mặt của sản phẩm, hoặc các khía cạnh hai chiều, ví như mẫu hoa văn, đường nét hoặc màu sắc”.

Để được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp thì kiểu dáng công nghiệp phải có tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp. Khác với quyền tác giả được được bảo hộ một cách tự động thì quyền sở hữu công nghiệp chỉ được bảo hộ khi được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.

Ai có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp?

Căn cứ điều 86 văn bản hợp nhất 19/VBHN-VBQH năm 2013 quy định các đối tượng được đăng ký kiểu dáng công nghiệp bao gồm:

- Tác giả đã sáng tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng công sức và chi phí của mình;

 

- Cá nhân/tổ chức đầu tư kinh phí cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc (trừ trường hợp có thỏa thuận khác);

- Trường hợp kiểu dáng công nghiệp được tạo ra do nhà nước đầu tư toàn bộ phương tiện vật chất kỹ thuật, kinh phí thì nhà nước có quyền đăng ký hoặc cơ quan khác đại diện cho nhà nước thực hiện đăng ký;

- Nếu nhiều cá nhân/tổ chức góp kinh phí, phương tiện vật chất thì các cá nhân/tổ chức này cũng có quyền đăng ký khi được tất cả các cá nhân khác đồng ý;

- Các cá nhân/tổ chức khác được người có quyền đăng ký chuyển giao quyền đăng ký dưới hình thức hợp đồng hoặc thừa kế theo quy định pháp luật.

Những đối tượng này thuộc một trong những đối tượng có quyền tiến hành nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để yêu cầu bảo hộ.

Vì sao phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Doanh nghiệp cần phải tiến hành nộp đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Vậy vì sao phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp? Đây là câu hỏi mà cá nhân, tổ chức cần biết để ý thức được tầm quan trọng của thủ tục này trong quá trình sáng tạo:

- Cần phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp tới Cục Sở hữu trí tuệ vì khác với quyền tác giả, quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp chỉ phát sinh trên cơ sở bằng độc quyền và trong thời gian bảo hộ.

- Cục Sở hữu trí tuệ chỉ cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp duy nhất cho người người nộp đơn sớm nhất trong số những người cùng nộp đơn và đối tượng đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ (theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên).

- Kiểu dáng công nghiệp giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường, khuyến khích các doanh nghiệp cạnh tranh công bằng và thực hành thương mại trung thực

- Đồng thời kiểu dáng công nghiệp cũng tăng thêm giá trị cho sản phẩm của doanh nghiệp qua đó tăng sức hút với khách hàng. Việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp sẽ có giá trị quyết định trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp

- Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp khi đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền sẽ được độc quyền sử dụng và khai thác kiểu dáng công nghiệp trong thời hạn tối đa 15 năm, vì vậy có thể tạo được điều kiện và lợi thế cạnh tranh với những đối thủ khác trên thị trường

- Việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cũng giúp cho chủ sở hữu có quyền chuyển nhượng cho bên thứ ba sử dụng có thu phí chuyển nhượng. Điều này có thể mang lại hiệu quả về kinh tế cho chủ sở hữu. Ngoài ra, chủ sở hữu cũng có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết những hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp của mình.

Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Ngoài việc trả lời câu hỏi vì sao phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp thì thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp như thế nào cũng là thông tin Quý bạn đọc cần nắm được. Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ được thực hiện qua các bước sau:

- Bước 1: Xác định đối tượng đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Đầu tiên cá nhân, tổ chức cần xác định đối tượng muốn đăng ký có thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp hay không? Từ đó mới quyết định có nộp đơn đăng ký hay không?

- Bước 2: Phân loại và tra cứu kiểu dáng

Việc phân loại và tra cứu sẽ giúp chủ đơn đánh giá được khả năng đăng ký trước khi quyết định nộp đơn đăng ký.

- Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Sau khi tra cứu và kết luận kiều dáng công nghiệp có khả năng đăng ký, chủ đơn sẽ tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký theo hồ sơ chi tiết chúng tôi sẽ hướng dẫn bên dưới.

- Bước 4: Nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ

Việc nộp đơn đăng ký sẽ được ưu tiên sớm nhất để tránh việc kiểu dáng bị mất tính mới và có ngày ưu tiên sớm nhất

- Bước 5: Thẩm định và cấp giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Trường hợp Kiểu dáng công nghiệp đủ điều kiện bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo cấp văn bằng cho kiểu dáng, trường hợp ngược lại Cục Sở hữu trí tuệ sẽ từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký.

Vì sao phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp là một câu hỏi mà cá nhân, tổ chức cần biết để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của mình đối với kiểu dáng công nghiệp. Chúng tôi hy vọng bài viết trên đã đưa tới Quý bạn đọc những thông tin cần thiết nhất. Trường hợp có bất kỳ thắc mắc nào, Quý vị đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét