Thứ Hai, 20 tháng 9, 2021

Các bước tra cứu kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp thường là yếu tố hữu hình đầu tiên của sản phẩm tạo ra sự hấp dẫn đối với người sử dụng. Để kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ, chủ sở hữu phải tiến hành đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Một trong những bước quan trọng trước khi tiến hành đăng ký kiểu dáng công nghiệp là tra cứu kiểu dáng công nghiệp. Đây là thủ tục cần thiết giúp tiết kiệm thời gian và công sức khi đánh giá được khả năng đăng ký thành công. Vậy các bước tra cứu kiểu dáng công nghiệp được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập tới vấn đề này.

Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

Sản phẩm là những đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện hoặc bộ phận dùng để lắp ráp, hợp thành các sản phẩm đó, được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng, được lưu thông độc lập.

Điều kiện đăng ký kiểu dáng công nghiệp?

Theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, một kiểu dáng có thể được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện về tính mới, tính sáng tạo và có tính ứng dụng công nghiệp. Cụ thể những yêu cầu này được thể hiện như sau:

- Tính mới: Đây là điều kiện yêu cầu cơ bản và mang tính tiên quyết đối với việc quyết định một sáng chế có được đăng ký bảo hộ hay không. Một kiểu dáng được cho là có tính mới nếu có sự khác biệt rõ ràng với các kiểu dáng công nghiệp khác mà đã được công bố rộng rãi.

- Tính sáng tạo: Để xác định và đánh giá tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn, phải tiến hành so sánh tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp đó với tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của từng kiểu dáng công nghiệp đối chứng trùng lặp hoặc tương tự tìm được trong quá trình tra cứu thông tin.

- Khả năng ứng dụng trong công nghiệp: Điều kiện này được hiểu là kiểu dáng công nghiệp có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp bị coi là không có khả năng áp dụng công nghiệp như:

+ Đối tượng nêu trong đơn đăng ký là hình dáng của sản phẩm có trạng thái tồn tại không cố định

+ Chỉ có thể tạo ra sản phẩm có hình dáng như đối tượng nêu trong đơn nhờ có kỹ năng đặc biệt hoặc không thể lặp đi lặp lại việc chế tạo ra sản phẩm có hình dáng như đối tượng được nêu trong đơn

Phần tiếp theo của bài viết các bước tra cứu kiểu dáng công nghiệp sẽ đề cập tới các bước tra cứu kiểu dáng công nghiệp.

Có bắt buộc tra cứu kiểu dáng công nghiệp?

Tra cứu kiểu dáng công nghiệp là thủ tục cần thiết nhưng không bắt buộc trước khi nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên việc tra cứu kiểu dáng công nghiệp mang lại nhiều lợi ích cho chủ sở hữu trước khi tiến hành nộp hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp như:

- Việc tra cứu kiểu dáng công nghiệp nhằm mục đích đánh giá khả năng bảo hộ của các đối tượng sở hữu trí tuệ

- Tránh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ đã được bảo hộ của chủ thể khác

- Tránh được các chi phí không cần thiết cho việc nghiên cứu những giải pháp kỹ thuật đã biết

- Ngoài ra, việc tra cứu cũng giúp tìm kiếm thị trường thích hợp và lựa chọn các đối tượng sở hữu công nghiệp đang có hiệu lực để ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ, bí quyết sản xuất

Các bước tra cứu kiểu dáng công nghiệp?

Có nhiều nguồn tra cứu kiểu dáng công nghiệp khác nhau, tại Việt Nam chúng ta có thể sử dụng Cơ sở dữ liệu điện tử của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc các cơ quan Sở hữu trí tuệ các nước.

Phương pháp tra cứu: Theo phân loại locarno, tên kiểu dáng, tên của người nộp đơn,...

Cá nhân, tổ chức có thể tiến hành tra cứu trên website của Cục Sở hữu trí tuệ iplib.noip.gov.vn. Tại giao diện chính khi vào hệ thống của Cục Sở hữu trí tuệ, sẽ có các trường tìm kiếm khác nhau như phân loại Locarno, tên kiểu dáng công nghiệp, số đơn, số bằng, tên chủ văn bằng, mã nước của chủ văn bằng, địa chỉ chủ văn bằng,... Các bước tra cứu kiểu dáng công nghiệp được tiến hành như sau:

- Bước 1: Chuẩn bị mẫu kiểu dáng công nghiệp cần tra cứu

- Bước 2: Tra cứu tại website iplib.noip.gov.vn

Việc tra cứu kiểu dáng công nghiệp trên cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ là hoàn toàn miễn phí.

Trên đây là những thông tin cần thiết liên quan tới chủ đề các bước tra cứu kiểu dáng công nghiệp. Trường hợp Quý khách hàng có bất cứ vướng mắc nào liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ giải đáp thắc mắc một cách nhanh chóng nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét